Home » Tin công nghệ
Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013
WeChat và OTT sẽ không được thu phí tại Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc gần như đã tuyên bố không can thiệp gì đến việc chặn hay thu phí người dùng dịch vụ Wechat. Chính vì thế, các nhà mạng nước này đã phát triển dịch vụ OTT riêng để cạnh tranh.
Tags:
Tin công nghệ
“Thu phí người dùng WeChat hay không là quyền của Tencent”
Tháng 1/2011, công ty Internet Tencent (Trung Quốc) ra mắt dịch vụ Weixin, sau đó đổi tên thành WeChat. WeChat cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện, chia sẻ ảnh miễn phí qua kết nối Internet. WeChat là một dịch vụ truyền thông trực tuyến hoạt động trên nền mạng viễn thông (Over-the-top, viết tắt là OTT). Cùng với các ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí tương tự, WeChat đã trở nên rất phổ biến, thu hút nhiều người dùng và làm sụt giảm hàng tỷ nhân dân tệ doanh thu của 3 nhà mạng lớn ở Trung Quốc.
Từ lâu đã xảy ra nhiều tranh luận về việc WeChat có phải thu phí người dùng dịch vụ hay không. Đầu tháng 4/2013, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Trung Quốc (MIIT) – cơ quan trực tiếp quản lý lĩnh vực viễn thông và Internet nước này - đang cân nhắc khả năng thu phí dịch vụ của người dùng WeChat và yêu cầu các hãng viễn thông đệ trình kế hoạch.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 4/2013, MIIT chính thức tuyên bố chính phủ Trung Quốc sẽ không can thiệp vào chuyện có thu phí người dùng WeChat hay không, khẳng định quyền quyết định thuộc về công ty Tencent.
Ông Xiao Chunquan, một quan chức của MIIT nói: “Vì WeChat được giới thiệu vào năm 2011, theo quy định, công ty điều hành dịch vụ này luôn có quyền quyết định có thu phí hay không, và nếu có là mức phí bao nhiêu dựa trên điều kiện thị trường. Chính phủ chưa bao giờ can thiệp vào chuyện đó và trong tương lai, chúng tôi (chính phủ Trung Quốc) cũng sẽ không can thiệp”.
Trong khi đó, Tencent tuyên bố họ không có kế hoạch thu phí người dùng dịch vụ WeChat. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể các công ty Internet và các nhà mạng viễn thông lớn của Trung Quốc sẽ giao dịch trực tiếp với nhau mà không ảnh hưởng tới người dùng.
Trong tuyên bố, Tencent cũng nói rằng họ và các nhà mạng Trung Quốc có thể phát triển các mối quan hệ hợp tác có lợi cho hai bên về các dịch vụ OTT.
Các nhà mạng "phản đòn"
Không nhận được hỗ trợ công khai từ phía chính phủ, chắc chắn các nhà mạng viễn thông Trung Quốc sẽ không chịu để mình WeChat hưởng mảng kinh doanh “béo bở” này. Họ thực sự đã bắt đầu hành động. Một số hãng viễn thông có thể đã phát triển ứng dụng OTT riêng, và hãng “phản đòn” đầu tiên là China Mobile.
Theo Tech In Asia đưa tin, ngày 1/6/2013, hãng viễn thông China Mobile đã tung ra dịch vụ nhắn tin Jego cho người dùng toàn cầu. Jego có ứng dụng cho iPhone, Android nhưng chưa có ứng dụng cho máy tính để bàn.
Người sử dụng có thể dùng số điện thoại để đăng ký Jego ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Jego giống Skype hơn là các ứng dụng nhắn tin miễn phí mới xuất hiện, vì nó có các gói cước cho cuộc gọi toàn cầu. Ví dụ, một người dùng Jego ở Trung Quốc có thể đăng ký thực hiện các cuộc gọi tới Hồng Kông với giá 12 USD/ tháng. Hiện nay, Jego đã xây dựng cước gọi di động và cố định cho 20 quốc gia, ví dụ như 0,02 USD/ phút cho cuộc gọi cố định hoặc di động tại Singgapore. Với mức độ này, Jego rẻ hơn rất nhiều so với cước gọi toàn cầu của hầu hết các nhà mạng trên thế giới.
Đối với những người không cần gọi điện thoại, Jego còn hỗ trợ nhắn tin trực tuyến miễn phí. Ứng dụng sẽ quét danh bạ của người dùng để tìm ra những người cũng đang sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, dịch vụ của China Mobile còn hỗ trợ một số tính năng tiêu chuẩn khác như tin nhắn thoại, chia sẻ ảnh, cuộc gọi có hình ảnh và chia sẻ đa phương tiện. Tuy nhiên, chức năng chính vẫn là khả năng thực hiện cuộc gọi tới điện thoại cố định và điện thoại di động.
Ngoài China Mobile của Trung Quốc, một số hãng viễn thông trên thế giới cũng đang đổ xô phát triển ứng dụng OTT riêng để đáp trả những dịch vụ như WeChat và Line.
Ví dụ, nhà mạng Orange của Pháp đã phát hành Libon - ứng dụng cho phép gọi thoại và nhắn tin miễn phí tới những người dùng Libon khác qua kết nối Wi-Fi hoặc 3G.
Libon có cả phiên bản miễn phí và trả phí, trong đó người dùng phiên bản trả phí sẽ được dùng nhiều tính năng hơn, ví dụ như chức năng gọi thoại tiên tiến, lưu trữ đám mây không giới hạn và gọi quốc tế thời lượng một giờ tới điện thoại di động hoặc cố định.
Mặc dù Jego và Libon không hoàn toàn miễn phí và chưa giải quyết được ngay mối đe dọa của các dịch vụ OTT đối với nhà mạng viễn thông, các dịch vụ này có thể giúp nhà mạng giành lại một số người dùng trên toàn cầu và biến họ thành người dùng trả phí.
ictnews
Tin liên quan
Tin nổi bật
-
Xem thêm truyện Kim chi củ cải tại Thế giới giải trí nhá các bạn!. ^^. Các truyện liên quan : Kim Chi và Củ Cải phần 698 - truyện cười...
-
Chuyên mục clip shock lại mang đến cho các bạn chủ đề mới : thiêu sống người. Ba người ở châu Phi đã bị cộng đồng dân cư ở đó cho là phù th...
-
Bài viết này mình sẽ cung cấp cho các bạn một số hình nền phong cảnh châu Âu cho các bạn.Chúng ta phải ngưỡng mộ trước vẻ đẹp vừa cổ kính ...
-
Đi kèm với sự nổi tiếng là cách ăn mặt càng ngày càng thoáng và mỏng đi, "nữ hoàng nội y" đang khiến nhiều người phải ghen tỵ với ...
-
Là con gái của một đai gia rượu đất Sài thành , cô gái 21 tuổi tên Mi Nhon này vừa cho ra mắt những bức hình gợi cảm khoe vòng một nóng b...
-
Nghệ thuật cắt tỉa dưa hấu cực đỉnh trong những hình ảnh độc về dưa hấu sau
-
Tháng 9 đã tới ,mùa tựu trường sau một kỳ nghỉ hè đã đến , những cánh phượng không còn nhuộm sắc đỏ nữa, những cành cây dần nhuộm màu lá vàn...
-
Bộ hình nền máy tính các địa danh nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp cho các bạn cảm giác như là được đi du lịch khắp nơi chỉ trên một cái máy...
-
Ai Sướng Ai Khổ Trên 1 chuyến tàu: có 1 người phụ nữ xinh đẹp, 1 bà già và 3 người đàn ông. - Khi đi qua đường hầm, bỗng có tiếng "ch...
-
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô gái đến từ xứ sở mặt trời mọc - với đôi mắt đen to tròn, khuôn mặt bầu bĩnh đậm chất Á Đông. Cô từng được bì...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét